Khi bạn thiếu ngủ, não sẽ ăn thịt chính nó (theo nghĩa đen)

Các nhà khoa học từng cảnh báo rằng khi bạn thiếu ngủ, não sẽ thu nhỏ lại. Thực tế thì việc đó diễn ra như thế nào? Có phải một bộ não mệt mỏi sẽ teo lại giống như hiện tượng teo cơ ở những người lười vận động cơ bắp?

Thiếu ngủ thực sự có thể khiến não ăn các nơ-ron và khớp kết nối, đây là kết quả của một nghiên cứu được đăng trên tờ Journal of Neuroscience. Nói cách khác, khi bạn thiếu ngủ, não sẽ bắt đầu ăn mòn chính nó. Nói vậy thì não người chắc chắn là rất ngon nhỉ!!!
Não bộ chắc chắn là một món ăn rất ngon với... chính nó.
Chuyên gia thần kinh học Michele Bellesi đến từ Đại học Marche Polytechnic (Ý) dẫn đầu cuộc nghiên cứu đã tiến hành khảo sát phản ứng của não trong điều kiện thiếu ngủ ở chuột. Ông chia các con chuột thành nhiều nhóm, có những nhóm được ngủ đủ 8 tiếng/ngày, có những con lại phải thức trắng 5 ngày không ngủ. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong giấc ngủ, các tế bào thần kinh đệm, cụ thể là tế bào hình sao (astrocyte) sẽ tẩy não khỏi những khớp kết nối nơ-ron để làm trẻ hóa não bộ. Một tế bào khác cũng tham gia vào công việc này khi bạn an giấc, đó là các vi tế bào thần kinh đệm (microglial). Chúng sẽ phá hủy những tế bào mệt mỏi, già cỗi thông qua một quá trình gọi là "thực bào" (ăn tế bào).
Khi bạn ngủ, các tế bào thần kinh đệm sẽ tiến hành "thực bào".
Những quá trình như vậy đem lại các tác động tích cực khi bạn ngủ, giúp não tươi tỉnh và sung mãn hơn vào ngày mới. Bản chất của quá trình này là não sẽ xóa sổ những kí ức không quan trọng, chỉ giữ lại những kí ức quan trọng với bạn, để tạo không gian cho những kí ức mới.
Tuy nhiên, khi bạn thiếu ngủ, các tế bào thần kinh đệm sẽ bắt đầu làm tổn thương não bộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở những con chuột thiếu ngủ thì tế bào thần kinh đệm của chúng lại hoạt động năng nổ hơn những con chuột được ngủ nghỉ tới nơi tới chốn, nghĩa là não của những con chuột thiếu ngủ này sẽ bắt đầu tự ăn chính chúng, cụ thể là ăn các khớp kết nối thần kinh đệm và nơ-ron thần kinh. 
Thiếu ngủ khiến não dần teo lại, kéo theo tính tình cắt gắt, kém minh mẫn.
Tình trạng này có thể gây nguy hiểm nếu kéo dài, và giải thích tại sao những người thiếu ngủ kinh niên dễ bị bệnh Alzheimer (mất trí) và các rối loạn thần kinh khác. Thiếu ngủ là một "dịch bệnh" phổ biến trên thế giới. Chỉ riêng tại Mĩ đã có 40% dân số ngủ dưới 6 tiếng/ngày, tương đương 40,6 triệu người Mĩ đang nhâm nhi não bộ của mình mỗi ngày.
Tình hình này tại Việt Nam cũng không khác là mấy khi tình trạng thiếu ngủ lại rơi nhiều vào giới trẻ, dẫn đến không ít người bị chứng mất trí nhớ sớm. Ăn ngủ là quyền lợi của muôn loài, đừng tước bỏ niềm hạnh phúc đó của cơ thể. Hãy ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để trẻ khỏe suốt đời bạn nhé.
Nguồn: New York Post
x
LIKE nếu bạn THÍCH - CLICK khi bạn muốn SHARE. Cùng COMMENT để thể hiện ĐẲNG CẤP!