Khi bạn thiếu ngủ, não sẽ ăn thịt chính nó (theo nghĩa đen)

Các nhà khoa học từng cảnh báo rằng khi bạn thiếu ngủ, não sẽ thu nhỏ lại. Thực tế thì việc đó diễn ra như thế nào? Có phải một bộ não mệt mỏi sẽ teo lại giống như hiện tượng teo cơ ở những người lười vận động cơ bắp?

Thiếu ngủ thực sự có thể khiến não ăn các nơ-ron và khớp kết nối, đây là kết quả của một nghiên cứu được đăng trên tờ Journal of Neuroscience. Nói cách khác, khi bạn thiếu ngủ, não sẽ bắt đầu ăn mòn chính nó. Nói vậy thì não người chắc chắn là rất ngon nhỉ!!!
Não bộ chắc chắn là một món ăn rất ngon với... chính nó.
Chuyên gia thần kinh học Michele Bellesi đến từ Đại học Marche Polytechnic (Ý) dẫn đầu cuộc nghiên cứu đã tiến hành khảo sát phản ứng của não trong điều kiện thiếu ngủ ở chuột. Ông chia các con chuột thành nhiều nhóm, có những nhóm được ngủ đủ 8 tiếng/ngày, có những con lại phải thức trắng 5 ngày không ngủ. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong giấc ngủ, các tế bào thần kinh đệm, cụ thể là tế bào hình sao (astrocyte) sẽ tẩy não khỏi những khớp kết nối nơ-ron để làm trẻ hóa não bộ. Một tế bào khác cũng tham gia vào công việc này khi bạn an giấc, đó là các vi tế bào thần kinh đệm (microglial). Chúng sẽ phá hủy những tế bào mệt mỏi, già cỗi thông qua một quá trình gọi là "thực bào" (ăn tế bào).
Khi bạn ngủ, các tế bào thần kinh đệm sẽ tiến hành "thực bào".
Những quá trình như vậy đem lại các tác động tích cực khi bạn ngủ, giúp não tươi tỉnh và sung mãn hơn vào ngày mới. Bản chất của quá trình này là não sẽ xóa sổ những kí ức không quan trọng, chỉ giữ lại những kí ức quan trọng với bạn, để tạo không gian cho những kí ức mới.
Tuy nhiên, khi bạn thiếu ngủ, các tế bào thần kinh đệm sẽ bắt đầu làm tổn thương não bộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở những con chuột thiếu ngủ thì tế bào thần kinh đệm của chúng lại hoạt động năng nổ hơn những con chuột được ngủ nghỉ tới nơi tới chốn, nghĩa là não của những con chuột thiếu ngủ này sẽ bắt đầu tự ăn chính chúng, cụ thể là ăn các khớp kết nối thần kinh đệm và nơ-ron thần kinh. 
Thiếu ngủ khiến não dần teo lại, kéo theo tính tình cắt gắt, kém minh mẫn.
Tình trạng này có thể gây nguy hiểm nếu kéo dài, và giải thích tại sao những người thiếu ngủ kinh niên dễ bị bệnh Alzheimer (mất trí) và các rối loạn thần kinh khác. Thiếu ngủ là một "dịch bệnh" phổ biến trên thế giới. Chỉ riêng tại Mĩ đã có 40% dân số ngủ dưới 6 tiếng/ngày, tương đương 40,6 triệu người Mĩ đang nhâm nhi não bộ của mình mỗi ngày.
Tình hình này tại Việt Nam cũng không khác là mấy khi tình trạng thiếu ngủ lại rơi nhiều vào giới trẻ, dẫn đến không ít người bị chứng mất trí nhớ sớm. Ăn ngủ là quyền lợi của muôn loài, đừng tước bỏ niềm hạnh phúc đó của cơ thể. Hãy ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để trẻ khỏe suốt đời bạn nhé.
Nguồn: New York Post
x

Chọn kênh đầu tư nào để vừa an toàn vừa đem lại lợi nhuận?

Để chọn kênh đầu tư vừa an toàn mà lại sinh lời hiệu quả, trước tiên phải tìm hiểu bối cảnh kinh tế thị trường, phân tích các ưu điểm và nhược điểm của các kênh đầu tư trước khi chọn lựa.

Việc chọn kênh đầu tư nào để vừa an toàn vừa sinh lời hiệu quả là những băn khoăn chung của các bố các mẹ trên các diễn đàn hiện nay, điển hình như:
"Các mẹ ạ, 2 vợ chồng nhà em com cóp được 200 triệu mà chưa biết đầu tư làm gì cho nó hiệu quả, các mẹ có ý tưởng gì không ?. Vợ chồng em đang mở shop bán quần áo mà cũng không thấy ăn thua mấy.
Người thì cứ bảo gửi ngân hàng đi cho chắc ăn, người thì bảo gửi ngân hàng chỉ tổ lỗ so với lạm phát"
"Thời buổi này kinh doanh làm ăn gì cũng khó các mẹ ạ, muốn đầu tư vào cái gì ít rủi ro nhất ạ"
Và cũng có nhiều lời khuyên:
"Bạn nên bớt ra 50% tham gia cho bố và mẹ mỗi người 1 gói Bảo hiểm nhân thọ. Bảo vệ bản thân và gia đình lại vừa mang tính tiết kiệm hơn nữa còn bảo vệ cả tài chính gia đình bạn nữa. Còn thì mua vàng hay gửi tiết kiệm cho an tâm"
"Em cứ mua vàng cho chắc"
"Mình thấy đầu tư đất hoặc mua vàng là khả quan hơn cả chứ gửi tiết kiệm trong thời buổi tiền mất giá thế này chán lắm"
"Kinh doanh bản chất là rủi ro, chỉ người không sợ rủi ro mới nên kinh doanh thôi."
"Tốt nhất bạn nên mua bảo hiểm, đầu tư không chỉ là tiền bạc vật chất mà những giá trị vô hình lại thường rất quan trọng và bền vững. Để thành công dài hạn không thể chỉ tư duy ngắn hạn được."
Chọn kênh đầu tư nào để vừa an toàn vừa đem lại lợi nhuận?
Vậy nên chọn kênh đầu tư nào để vừa an toàn lại sinh lời hiệu quả nhất hiện nay?
Mua vàng, ngoại tệ là một kênh đầu tư truyền thống của người châu Á, trong đó có Việt Nam. Trước đây, vàng được xem là kênh khá an toàn, giá trị bền vững. Nhưng thực chất kênh vàng và ngoại tệ chỉ là nơi trú ẩn của đồng tiền nên cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Gửi tiết kiệm luôn là lựa chọn của nhiều người vì tính thanh khoản, chuyên gia tài chính cho rằng đây là kênh không sợ lỗ (trừ trường hợp lạm phát cao hơn lãi suất, nhưng rất hiếm) chỉ có tăng thêm. Tuy nhiên, kinh nghiệm của ông cho thấy ngoại trừ một số giai đoạn lãi suất tăng nóng, còn thông thường gửi tiết kiệm sẽ không có khả năng tích luỹ tài sản.
Gửi tiết kiệm rất phù hợp với mọi người, tiết kiệm để chi tiêu trong ngắn hạn và trung hạn như mua xe, sắm sửa đồ dùng trong nhà … Hay là những người đến tuổi nghỉ hưu muốn cuộc sống an nhàn, không phụ thuộc vào con cháu nên đem tiền tới ngân hàng gửi cho chắc ăn và lấy lãi hàng tháng.
Kênh đầu tư chứng khoán có tính thanh khoản cao và nhiều triển vọng phát triển, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng ổn định trong năm 2015. Nhưng đầu tư chứng khoán đòi hỏi phải có thời gian, trình độ chuyên môn nhất định trong việc nghiên cứu, phân tích đánh giá, chọn lọc và sự nhạy bén trước khi quyết định đầu tư nên chọn kênh đầu tư chứng khóan thực sự là không dễ dàng cho nhà đầu tư cá nhân.
Hiện nay, kênh đầu tư chứng khoán không dành cho người không chuyên. Vì dù chọn cổ phiếu tốt để mua dài hạn, nhưng có thể bị ảnh hưởng tâm lý tăng - giảm, nếu gặp giai đoạn giảm mạnh, có thể bị xu thế chung phải bán ra mất vốn. Còn nếu canh mua - bán theo đợt sóng nhỏ, thống kê cho thấy với người không chuyên thì số người thua nhiều hơn thắng. Do vậy, đây không phải là lựa chọn hay cho những đối tượng này.
Chọn kênh đầu tư nào để vừa an toàn vừa đem lại lợi nhuận?
Kênh đầu tư bất động sản cần phải có vốn lớn và nếu bạn có vốn lớn thì đây là một kênh đầu tư tiền nhàn rỗi khá hấp dẫn. Nhưng tính thanh khoản của bất động sản thấp nhất so với các loại hình đầu tư thông thường khác. Bạn phải theo dài, tức là không thể nay mua, mai bán được, bởi giá bán không tăng nhanh được, và nhiều lúc thị trường sẽ bị đống băng không thể mua bán. Rủi ro nhất là khi thị trường đóng băng.
Kinh doanh là kênh phù hợp với tất cả mọi người, bạn có thể đầu tư vào sản xuất, dịch vụ hay chỉ thương mại, mua đi bán lại để ăn lời. Nhưng hiện nay để làm được việc này bạn phải có số vốn lớn và một lợi thế nào đó như nguồn hàng giá rẻ, hay hàng hóa-dịch vụ của bạn đặc biệt khác lạ trên thị trường…
Đầu tư uỷ thác thông qua bảo hiểm nhân thọ được dự báo sẽ trở thành một xu thế được ưa chuộng của người dân Việt Nam trong tương lai, bởi lợi ích to lớn của hình thức đầu tư này mang lại. Loại hình này không những bảo vệ rủi ro, bảo vệ tài chính, tích lũy mà còn mang lại hiệu suất tài chính cao, an toàn mà lại không khiến nhà đầu tư đau đầu bởi việc quản lý đầu tư đã do các chuyên gia có trình độ, chuyên môn cao của các công ty quỹ đảm nhận.
Tham gia bảo hiểm nhân thọ là lập kế hoạch tài chính dài hạn, nên không phù hợp với những ai có kế hoạch tài chính ngắn hạn.
Với những ưu điểm vượt trội, bảo hiểm kết hợp đầu tư tài chính, sẽ sớm trở thành một trong những kênh đầu tư ưu việt, được người dân tin tưởng lựa chọn như một kênh đầu tư vừa sinh lời an toàn, hiệu quả, vừa bảo vệ được kế hoạch tài chính cho bản thân và những người thân yêu.
Lời khuyên nhỏ:
1. Nguyên tắc vàng trong đầu tư tài chính là đừng bao giờ bỏ tất cả trứng vào một giỏ, phải đa dạng hóa đầu tư để giảm thiểu rủi ro. Những khoản đầu tư nào mang lại lợi nhuận cao, nhất là trong thời gian ngắn, là những khoản đầu tư có độ rủi ro cao. Để chọn kênh đầu tư vừa an toàn mà lại sinh lời hiệu quả, trước tiên phải tìm hiểu bối cảnh kinh tế thị trường, phân tích các ưu điểm và nhược điểm của các kênh đầu tư trước khi chọn lựa.
2. Tiết kiệm kết hợp với tham gia bảo hiểm nhân thọ được xem là giải pháp phù hợp với các mục tiêu an sinh và cải thiện cuộc sống dài hạn vì có tính an toàn cao, vừa sinh lời vừa bảo vệ tài chính trước những rủi ro bất ngờ trong tương lai khi người trụ cột trong gia đình không may gặp tai nạn hay mắc bệnh hiểm nghèo…
Theo thị trường tài chính Việt Nam

“Của để dành” cho con, nên mua bảo hiểm hay gửi tiết kiệm?

Để tích lũy “của để dành” cho con, em thì muốn mua bảo hiểm nhân thọ nhưng chồng em lại không chịu vì anh nói bảo hiểm nhiều rủi ro còn gửi tiết kiệm thì chắc chắn hơn. Vậy là mỗi người một ý, không biết hình thức nào ưu việt hơn?

“Của để dành” cho con, nên mua bảo hiểm hay gửi tiết kiệm?
 Em băn khoăn không biết nên chọn mua bảo hiểm hay gửi tiết kiệm ngân hàng cho con
 Vợ chồng em đang sống ở TP.HCM, thu nhập tương đối ổn định. Chúng em mới có con gái đầu lòng 18 tháng tuổi nên đang phân vân không biết chuẩn bị tài chính thế nào cho đến khi bé được 18 tuổi.
 Vợ chồng em còn trẻ nên tự để dành khó quá, cứ dư một tí lại có việc cấu vào thế là hết veo nên bàn nhau, trích lương mỗi tháng 1 – 2 triệu đồng để gửi tiết kiệm làm “của để dành” cho con. Hiện nay, có khá nhiều công ty bảo hiểm mời chào mua gói bảo hiểm nhân thọ cho con nhưng có giá trị bảo vệ cho cả gia đình. 
 Họ tư vấn rằng, mua gói bảo hiểm này gia đình vừa được bảo vệ khi có rủi ro tai nạn, bệnh tật… lại có tiền tiết kiệm sau này. Em nghe họ nói cũng thấy xuôi tai nhưng chồng em lại không chịu. Anh nói, mua bảo hiểm sẽ gặp rủi ro nếu đang đóng ngừng giữa chừng, lấy lại tiền cũng rất khó khăn.
 Như vậy, hình thức này không chắc chắn bằng gửi tiền tiết kiệm, lãi suất gửi tiết kiệm cũng cao hơn nhiều. Vậy là hai vợ chồng mỗi người mỗi ý. Mong chuyên gia tư vấn giúp vợ chồng em nên lựa chọn hình thức nào thì ưu việt hơn? Nên gửi tiền tiết kiệm hay đóng bảo hiểm cho con để vừa hiệu quả, an toàn và có lợi nhất. Xin cám ơn chuyên gia. 
Nguyễn Thu Hạnh (TP.HCM)
_________________________________________________
Chào bạn Hạnh!

Xu hướng tích lũy “của để dành” cho con đang được nhiều gia đình trẻ như bạn Hạnh lưu tâm. Một tháng chỉ tiết kiệm vài trăm ngàn đồng đến 1 – 2 triệu, số tiền nghe có vẻ ít nhưng cứ tích lũy nhiều năm sẽ thành một khoản lớn. 

Đây là một hướng đầu tư đúng đắn và là cách chuẩn bị tốt nhất cho tương lai của con, cũng như cho kinh tế của cha mẹ khi con bước vào bậc đại học. Tuy nhiên, gửi tiền vào đâu để an toàn và hiệu quả nhất lại khiến các thành viên trong gia đình nảy sinh tranh cãi và bất đồng. 
 
 Tích lũy “của để dành” là cách chuẩn bị tốt nhất cho tương lai của con
 
Bạn Hạnh đang phân vân giữa hai hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng và bảo hiểm nhân thọ. Trên thực tế, so sánh về mục đích sử dụng và lãi suất của hai khoản này là hoàn toàn khác nhau. Sau đây là bảng so sánh giữa hai hình thức để bạn Hạnh tham khảo: 
 
Nội dung
Gửi tiết kiệm ngân hàng
Gửi bảo hiểm nhân thọ
Tiền gửi
Giả sử bạn Hạnh tiết kiệm 1 triệu đồng/tháng tương đương 12 triệu đồng/năm
Lãi suất/năm

Khoảng 6-7% (tùy thời hạn gửi)                                                                            
Khoảng 3-5% (tùy theo năm hợp đồng)
Tính bảo vệ
Chỉ bảo vệ khoản tiền gửi 12 triệu. Không bảo vệ tính mạng và sức khỏe
Bảo vệ tính mạng của người tham gia khi gặp tai nạn, rủi ro với khoản thanh toán lên tới hàng trăm triệu
Tính linh hoạt
Có thể chủ động gửi thêm tiền vào sổ tiết kiệm bất cứ lúc nào và linh động khi rút ra
Bắt buộc phải đóng một số tiền qui đinh theo theo quí/năm. Không thể rút ra trước thời hạn hợp đồng (5 – 20 năm)
Mục đích
Đầu tư, sinh lợi
Bảo vệ, phòng rủi ro
 
Dựa vào bảng trên, bạn Hạnh và chồng nên cân nhắc mục đích của việc tiết kiệm tiền cho con. Không nên so sánh giữa gửi tiết kiệm ngân hàng và mua bảo hiểm cái nào lãi hơn. Vì mục đích của việc mua bảo hiểm là bảo vệ chứ không phải đầu tư, sinh lợi. 
 
Còn mục đích của gửi tiết kiệm là đầu tư, sinh lợi chứ không phải phòng rủi ro. Nếu ai đó mời bạn Hạnh mua bảo hiểm để “đầu tư cho tương lai” thì bạn phải hết sức thận trọng trước khi đưa ra quyết định. Bởi đó chỉ là những lời quảng cáo vì mục đích lợi nhuận của người bán bảo hiểm. 
 
Theo tôi, giải pháp tối ưu nhất là “không cho trứng vào cùng một giỏ”. Bạn Hạnh nên chia “của để dành” cho con thành hai khoản: mua bảo hiểm cho vợ chồng bạn với thời hạn ngắn 5 – 10 năm và gửi tiết kiệm dài hạn cho con (hoặc gửi tiết kiệm ngắn hạn 1 – 2 năm, khi dành dụm đủ rồi mua vàng để tránh trượt giá đồng tiền và gửi vàng vào ngân hàng).
 
Tại sao lại mua bảo hiểm cho vợ chồng bạn chứ không phải mua cho con? Đây là một sai lầm thường gặp của những người tư vấn bảo hiểm và người mua bảo hiểm. Thực tế, mua bảo hiểm nhân thọ là để bù đắp phần tài chính cho những thành viên còn lại trong gia đình, trong trường hợp có rủi ro xảy đến với người trụ cột về tài chính.
 
  Giải pháp tối ưu nhất là “không cho trứng vào cùng một giỏ” vì khi rủi ro có khi bạn sẽ mất tất cả
 
Do đó, bạn Hạnh nên mua bảo hiểm nhân thọ cho hai vợ chồng bạn, để nếu có gặp rủi ro thì người được bảo vệ, thừa hưởng trong trường hợp này chính là con cái. Tuy nhiên, bạn Hạnh không nên đầu tư quá nhiều tiền vào gói bảo hiểm nhân thọ. Chỉ nên tham gia khi kinh tế gia đình ổn định và có khoản dư dật đều đặn. 
Vì tính chất bảo hiểm nhân thọ là phải đóng phí đều đặn hàng năm, nên chỉ tham gia mức 5 – 10% thu nhập thường xuyên là hợp lý nhất, không nên đóng quá cao, dễ bị hụt hơi. Và cho dù chọn loại hình bảo hiểm nào, bạn Hạnh cũng cần đọc kỹ hợp đồng, nắm rõ những qui định về trường hợp nào được bồi thường khi có rủi ro. 
 
Chẳng hạn, bảo hiểm có những gói “Bảo hiểm tai nạn”, “Bảo hiểm tàn tật”, sự khác nhau giữa hai gói này là “Bảo hiểm tàn tật” chỉ bồi thường khi mất một phần cơ thể còn gãy tay, gãy chân thì không được bồi thường còn gói “Bảo hiểm tai nạn” thì lại bao hàm tất cả.
 
 Hiện nay có rất nhiều gói bảo hiểm cho bạn lựa chọn
 
Bạn Hạnh cũng nên chú ý tới điều kiện và “giá trị hoàn lại” nếu muốn kết thúc hợp đồng trước hạn. Vì nhiều trường hợp, người tham gia có tài chính eo hẹp hoặc thu nhập không ổn định xin ngưng hợp đồng trước hạn. Khi đó quyền lợi không có mà số tiền đã đóng cũng gần như mất trắng. 
 
Bởi theo điều 35, Luật kinh doanh Bảo hiểm quy định: “Nếu bên mua bảo hiểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trong 2 năm đầu tiên kể từ ngày tham gia hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm không có quyền đòi lại khoản phí bảo hiểm đã đóng”. 
 
Do vậy, “giá trị hoàn lại” chỉ được hình thành sau khi bạn Hạnh đã nộp đủ 2 năm phí bảo hiểm. Sau đó “giá trị hoàn lại” sẽ tăng dần qua các năm, nhưng thường nhỏ hơn so với phí đã đóng vào. 
 
Nếu ký hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, bạn Hạnh sẽ thấy đuợc điều này trong "Phiếu minh họa quyền lợi bảo hiểm" đính kèm theo bộ hợp đồng. Nội dung phiếu có ghi rõ độ tuổi, nghề nghiệp, số tiền được bảo hiểm, các quyền lợi với số phí hàng năm và khoản "Giá trị hoàn lại" được minh họa cụ thể để bạn Hạnh tham khảo và hoạch định kế hoạch tài chính cho gia đình.
 
Bên cạnh đó, khi nộp phí bảo hiểm qua nhân viên bảo hiểm, để đảm bảo tiền được nộp đến công ty đúng thời hạn, bạn Hạnh cần lưu ý yêu cầu nhân viên thu phí phát hành phiếu thu. Để nhỡ có tranh chấp liên quan về các khoản phí bảo hiểm đã nộp, phiếu thu phí sẽ là chứng từ hợp lệ cho việc bạn đã nộp phí và công ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm giải quyết cho quyền lợi của bạn khi có khiếu nại. 
 
Tham gia gói bảo hiểm nhân thọ ngắn hạn, khi hết hợp đồng, bạn Hạnh có thể rút tiền về gửi ngân hàng cho con, rồi lại tiếp tục tham gia gói bảo hiểm ngắn hạn mới. 
 
 
Bạn Hạnh đến gửi tiết kiệm cho con, nên đưa con đi theo để giúp bé được trải nghiệm kỹ năng quản lý tài chính và giúp bé biết trân trọng đồng tiền 
 
Với khoản tiết kiệm gửi ngân hàng dài hạn, bạn Hạnh có thể tham khảo các chương trình gửi tiết kiệm tích lũy cho con như: Super Kid của Techcombank; Hoa trạng nguyên của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt; Tiết kiệm Phù Đổng của Sacombank; Tiết kiệm tích lũy cho con của Vietin Bank; Chắp cánh cho con yêu của Đông Á Bank; Lớn lên cùng yêu thương của BIDV; Tiết kiệm cho con yêu của Eximbank... 
 
Tuy tên gọi của các ngân hàng khác nhau nhưng các sản phẩm trên đều đồng nhất về nội dung “Gửi tiền tiết kiệm dành cho trẻ sơ sinh đến 15 – 18 tuổi”. 
 
Ưu điểm của gói sản phẩm này là bạn Hạnh có thể gửi thêm tiền vào sổ tiết kiệm bất cứ lúc nào, không nhất thiết phải theo kỳ hạn, miễn phí gửi tiền, lãi suất tính theo thời điểm gửi tiền, rút tiền linh động… 
 
Như vậy, mọi khoản tiền lì xì, mừng tuổi Tết, tiền mừng sinh nhật, tiền thưởng, tiền heo đất của con, bạn Hạnh đều có thể linh động gửi thêm khi muốn, chứ không bắt buộc phải đóng tiền theo tháng. Hình thức tiết kiệm này giúp bạn Hạnh không cảm thấy áp lực và đặc biệt, với dịch vụ này, bất kỳ người thân nào của bé cũng có thể gửi tiền tặng bé. 
 
Một quyển sổ tiết kiệm mang tên con sẽ là món quà ý nghĩa và giá trị hơn rất nhiều lần nếu như trẻ cũng học được cách trân trọng, gìn giữ và nâng niu những đồng tiền mà cha mẹ đã vất vả tiết kiệm lại cho bé. Đó là tiền đề cơ bản và quan trọng để khi lớn lên các bé biết cách sử dụng tiền cũng như chi tiêu hợp lý.
 
Do đó, khi con được 3 tuổi, bạn Hạnh đến gửi tiết kiệm cho con, nên đưa con đi theo để giúp bé được trải nghiệm kỹ năng quản lý tài chính, vừa hình thành cho con ý thức chăm sóc, vun vén cho tài khoản của mình sinh sôi, nảy nở.
 
 Chuyên gia tư vấn Hải Hà
(Theo Báo Người Giữ Lửa)

6 Cách tăng giá bán sản phẩm mà khách mua hàng vẫn vui như tết

Có nhiều bạn chủ shop vẫn hay thắc mắc mấy vấn đề kiểu như làm sao để bán hàng online đắtCách tăng giá bán sản phẩm như thế nào để khách vẫn vui vẻ mua hàng? Nghe có vẻ ảo diệu nhưng chúng ta vẫn hoàn toàn có cách để làm điều ấy. Còn cụ thể như thế nào các bạn cứ đọc bài viết và áp dụng thôi.
Bán hàng sao cho hiệu quả thu hút được khách hàng là cả một nghệ thuật mà bất kỳ ai cũng muốn khám phá khi mở cửa hàng, nhất là về giá cả mặc dù đôi khi một số cửa hàng có mức giá cao hơn so với một số cửa hàng khác nhưng vẫn đông khách, hay sản phẩm có đôi lúc tăng giá khách hàng vẫn rất vui vẻ ủng hộ cửa hàng, mà không phàn nàn gì cả. Vậy bí quyết nào để có thể thực hiện được điều đó? Cùng khám phá xem làm sao để tăng giá bán mà khách vẫn vui các bạn nhé.
Có chiến lược giá khéo léo doanh thu bán hàng của bạn sẽ tốt hơn nhiều

6 Cách tăng giá bán sản phẩm mà khách vẫn vui

Có rất nhiều shop bán hàng bỗng nhiên tăng giá đột ngột, khiến cho khách hàng không khỏi phật ý, cũng như bức xúc không muốn mua tại cửa hàng đó nữa, nhưng sau đây là 6 tuyệt chiêu các bạn hãy cùng lưu ý để vừa giúp tăng giá mà vẫn đảm bảo khách hàng hài lòng, luôn sẵn sàng quay lại ủng hộ sản phẩm của cửa hàng bạn.

Cách 1 : Giữ nguyên giá và giảm số lượng hàng bán so với trước đây

Đây là 1 trong những hình thức khá là khéo léo dù có tăng giá mà vẫn luôn giữ chân được khách hàng. Thay vì trước kia bạn bán cùng mức giá đó với số lượng 5 – 7 chiếc thì giờ đây bạn vẫn giữ nguyên mức giá đó và bằng cách giảm đi 1 – 2 sản phẩm, nếu khách hàng nào có nhu cầu mua thêm thì sẽ tính riêng mức giá đó bên ngoài, như vậy doanh thu đảm bảo vẫn như mong muốn, mà lại giúp mang lại lợi nhuận cao hơn hẳn, cũng như không khiến khách hàng khó chịu.

Cách 2: Giữ nguyên mức giá và giảm đi khối lượng

Cũng tương tự như cách vừa rồi, thay vì những sản phẩm được bán với số lượng từng chiếc, cái thì đây sẽ là giảm đi khối lượng, như trước đây khách hàng mua bánh sinh nhật với kích thước 80 cm sẽ có giá 200k,  thì bây giờ bạn vẫn giữ nguyên mức giá 200k nhưng kích thước của bánh sẽ chỉ cón 75cm. Vậy là khách hàng sẽ không cảm thấy khó chịu khi cửa hàng bạn tăng giá như vậy.

Cách 3: Ghi rõ giá khuyến mãi

Tuyệt chiêu bán hàng online đắt là đây chứ đâu. Đây là cách mà các siêu thị thường áp dụng nhất, thường các hãng sản phẩm hay đưa ra các chương trình khuyến mại giảm giá từ 10 – 20 – 50% tùy thuộc vào sản phẩm và thời điểm khác nhau, thường khách hàng sẽ luôn chú ý đến các sản phẩm khuyến mãi. Nếu bạn đang muốn tăng giá một sản phẩm nào đó, thay vì với mức giá cũ bạn hãy đưa ra mức giá mới và giảm đi 10% – 20% bằng với mức giá bạn muốn tăng sau đó, như vậy sau khi hết chương trình khuyến mãi giảm giá, khách hàng sẽ không cảm thấy lạ khi sản phẩm của bạn lại ở mức giá cao hơn so với trước đây.

Cách 4: Áp dụng nguyên tắc 80 – 20

Các bạn hiểu đơn giản như sau 20 là giữ nguyên giá 20% các sản phẩm tại cửa hàng đang được bán chạy hoặc có độ cạnh tranh cao trên thị thị trường, hoặc có thể giảm hơn 1 chút, nhưng thay vào đó lại tăng 80% các mặt hàng khác. Với nguyên tắc này sẽ tạo cảm giác cho khách hàng thấy được các sản phẩm trong cửa hàng không hề tăng giá, nhưng nếu họ có thể lựa chọn thêm các sản phẩm khác thì mình lại thu được lợi nhuận từ những sản phẩm đó.

Cách 5: Ghi mức tăng giá rõ ràng

Cùng với mức tăng giá nhưng bên cạnh đó bạn có thể đưa ra một câu bên cạnh mức tăng đó là “ đây là sản phẩm rẻ nhất tại Hà Nội hoặc Thành Phố Hồ Chí Minh… Đối với những người chưa từng biết đến sản phẩm của cửa hàng bạn thì chắc chắn sẽ tin đó là sản phẩm có mức giá tương đối tốt nên họ mới cam kết mức giá rẻ nhất tại đó, còn với những người đã từng mua sản phẩm tại cửa hàng bạn dù có tăng nhưng dù sao họ thấy khẩu hiệu sản phẩm rẻ nhất, thì họ cũng sẽ tin dù cao hơn 1 chút, nhưng chắc đây cũng sẽ là nơi bán sản phẩm rẻ nhất tại thành phố đó rồi.

Cách 6: Tăng giá và kèm theo các chương trình khuyến mại đặc biệt

Khi tăng giá nhưng bạn có thể đưa ra thêm nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn khác như, miễn phí ship nội thành, hay mua nhiều sản phẩm có thêm một phần quà nhỏ nào đấy, hoặc áo dụng voucher giảm giá cho các lần mua hàng lần sau, hay sử dụng thẻ tích điểm… như vậy dù sản phẩm có tăng giá thì khách hàng vẫn vui vẻ lựa chọn mua sản phẩm tại cửa hàng bạn.
Và điều cuối cùng các bạn cũng đừng quên kèm theo lời cảm ơn dành cho khách hàng đã luôn ủng hộ và tin dùng sản phẩm tại cửa hàng của bạn.
Trên vừa là 6 cách tăng giá bán sản phẩm mà đảm bảo khách vẫn vui vẻ chấp nhận. Bạn có thể tham khảo và mang về áp dụng cho shop của mình. Tuy nhiên, hãy vận dụng những phương pháp này một cách nhẹ nhàng và linh hoạt, tránh thay đổi quá nhiều (Ví dụ thay vì giảm số lượng di 1/10 lại giảm 4/10, thay vì tăng giá nhẹ  lên 1,3 lại tăng gấp 3…) sẽ rất dễ gây ra hiệu ứng ngược cho cửa hàng.
Một mặt cần tìm cách tăng thêm giá trị chp những món hàng, vận dụng khéo léo để giúp khách hàng hài lòng khi mua hàng, ngay cả khi họ biết giá bán của bạn có cao hơn chút so với các đối thủ khác. Nếu muốn tìm hiểu nhiều hơn chiến lược về giá, bạn đừng bỏ qua bài viết tiếp theo Tăng gấp đôi doanh thu với Chiến lược giá hiệu ứng chim mồi.
Chúc các bạn buôn may bán đắt
Theo bizweb

Tăng gấp đôi doanh thu với 3 chiến lược giá từ “Hiệu ứng chim mồi”

Khi kinh doanh, không phải cứ áp dụng những chiến lược khủng thì bạn sẽ thu được kết quả tương ứng. Đôi khi chỉ cần 1 mẹo rất nhỏ mà doanh thu của bạn đã tăng lên đáng kể. Sau khi tìm hiểu cuốn sách “Hiệu ứng chim mồi” chúng ta sẽ nhận ra rằng bản thân mình vẫn đang bị mồi hằng ngày. Sau đây là 3 chiến lược giá giúp bạn tăng gấp đôi doanh thu được rút ra từ “Hiệu ứng chim mồi”.
  1. 1. Nâng giá một lựa chọn mua hàng

Chúng ta có thể bắt gặp chiến lược giá này ở rất nhiều thương hiệu nổi tiếng. Có một câu chuyện như thế này: Có 1 thanh niên lần đầu đến Mỹ, vừa về đến khách sạn, chàng thanh niên này ngay lập tức ra ngay 7 eleven mua bia. Tự tin nhặt lên 1 bịch Budweiser 12 lon giá $17 và mang ra quầy tính tiền. Anh Mỹ đen bán hàng mắt trợn ngược xổ 1 tràng ngôn ngữ mà chàng thanh niên không ưa dùng – Tiếng Anh. Tất nhiên chàng trai chẳng quan tâm vì có hiểu nó nói gì đâu. Anh bán hàng bất lực đành lôi chàng trai ra kệ hàng và nhấc lên 1 bịch khác với 18 lon Budweiser, bịch này có giá $18. Chàng trai ngay lập tức mua bịch bia 18 lon và khệ nệ xách về.
Như vậy, chỉ bằng cách đặt giá bịch 12 lon đắt hơn, Budweiser đã tăng thêm gấp rưỡi sản lượng bán hàng của hãng. Chiến lược giá này đánh trúng vào tâm lý “ngu sao không mua”, và như thế khách hàng đã bị “mồi” và mua ngay bịch 18$.
  1. 2. Quy luật 100

Quy luật 100 là một trong số những quy luật tâm lý được áp dụng rộng rãi trong bán lẻ. Quy luật này rất đơn giản, khi áp dụng chương trình giảm giá thì:
– Niêm yết chính sách giảm giá dưới dạng % nếu giá sản phẩm nhỏ hơn 100 (đối với Việt Nam là nhỏ hơn 100 nghìn đồng).
– Niêm yết chính sách giảm giá dưới dạng tiền nếu giá sản phẩm lớn hơn 100.
Khi áp dụng theo quy tắc này, mức giá giảm sẽ trông ấn tượng hơn. Ví dụ:
– Một quyển sách giá 70 nghìn đồng khi nói giảm giá 30% sẽ ấn tượng hơn là giảm 21 nghìn đồng, mặc dù hai con số này là tương đương.
– Một cái máy tính giá 10 triệu đồng khi nói giảm giá là 1 triệu 300 nghìn đồng sẽ ấn tượng hơn hẳn là giảm 13% dù rõ ràng cả hai hoàn toàn bằng nhau.
Con người ít khi để ý tới đơn vị và thường chỉ chú ý vào con số. Hiện tượng này có thể là do những con số giảm giá quá khó tính toán và chúng ta mặc định bỏ qua luôn công việc phức tạp này. Nếu chịu khó quan sát, bạn sẽ thấy rất nhiều công ty đang áp dụng triệt để quy luật 100. Các sản phẩm giá thấp luôn giảm theo phần trăm, còn các sản phẩm giá cao thì lại tập trung vào số tiền thực giảm.
  1. 3. Thêm vào một lựa chọn thứ 3 kém hấp dẫn

Giáo sư Dan Ariely đã thực hiện một thí nghiệm bằng cách cho các sinh viên của trường đại học MIT đặt mua các ấn phẩm của tờ Economist.
Bảng niêm yết giá của tờ báo Economist được đưa ra là:
– Ấn phẩm báo web – $59
– Ấn phẩm báo in – $125
– Ấn phẩm báo web và in – $125
Chắc chắn ai cũng sẽ chọn lựa chọn cuối cùng, và kết quả như sau:
– Ấn phẩm báo web – $59 (16 sinh viên)
– Ấn phẩm báo in – $125 (0 sinh viên)
– Ấn phẩm báo web và in –$125 (84 sinh viên)
Tổng doanh thu: $11,444
Sau đó, lựa chọn thứ 2 được gỡ đi và thử nghiệm trên một nhóm sinh viên khác với số lượng tương đương, kết quả như sau:
– Ấn phẩm báo web – $59 (68 sinh viên)
– Ấn phẩm báo web và in – $125 (32 sinh viên)
Tổng doanh thu: $8,012
Có một sự khác biệt lên đến 30% trên tổng doanh thu khi sử dụng “hiệu ứng chim mồi”. Khách hàng có xu hướng thay đổi quan điểm của mình giữa hai lựa chọn khi có một lựa chọn thứ ba ít hấp dẫn hơn xuất hiện.
Hãy áp dụng ngay 3 chiến lược giá trên đây cho cửa hàng của mình và kiểm chứng hiệu quả mà nó mang lại. Chúc các bạn “mồi” khách hàng thành công!
Theo bizweb

Câu chuyện về duyên nợ với bảo hiểm nhân thọ

"Một con thuyền nhỏ đơn sơ hay một con tàu lớn hiện đại, trước khi ra khơi đều phải đảm bảo mọi điều kiện an toàn, bởi người thuyền trưởng nào cũng hiểu rằng biển khơi nhiều sóng dữ...”
Tôi đã đọc được ở đâu đó câu châm ngôn ấy khi vừa bước sang tuổi 25. Lúc ấy, nó đơn giản chỉ là một câu châm ngôn mà tôi thích, nhưng khi tôi đã thực sự làm mẹ, thì việc chuẩn bị hành trang cho con bước vào đời không có gì là cần thiết hơn cả.
Tôi làm việc cho một cơ quan nhà nước, công việc nhẹ nhàng và nhiều thời gian rảnh. Những buổi chiều đi làm về, tôi thường đưa con sang chơi nhà hàng xóm. Sự vui vẻ, mến khách của cô, chú và vườn ổi ngọt lịm luôn hấp dẫn tôi và những đứa trẻ. Cô chú làm nghề kinh doanh nhỏ lẻ và cũng là nhà tư vấn bảm hiểm tận tâm, chuyên nghiệp. Tôi thường bị hấp dẫn bởi những câu chuyện khi thì hài hước, khi thì sâu lắng, nhẹ nhàng của cô. Và cũng từ đó, tôi biết được câu chuyện đến với bảo hiểm nhân thọ của cô như một mối lương duyên nào đó.
Cô lấy chồng năm 17 tuổi, về làm dâu trong một gia đình nghèo khó. Bố chồng mất sớm, mẹ chồng ốm nặng, cô không những phải lo cơm áo gạo tiền cho gia đình mình, mà còn gánh vác trách nhiệm giúp đỡ 3 đứa em chồng đến khi các em dựng vợ gả chồng hết. Cuộc sống rất khó khăn, thế nhưng trong một lần tình cờ, cô biết đến bảo hiểm nhân thọ và hiểu hiểu được giá trị mà bảo hiểm mang lại. Cô vẫn cố gắng tích cóp một khoản để mua bảo hiểm cho con trai đến khi chúng vào đại học.
Cuộc sống cứ thế trôi đi nếu không có những biến cố xảy ra trong cuộc đời. Công việc làm ăn của gia đình chú thua lỗ, mọi tài sản trong nhà cứ như không cánh mà bay. Rồi đến lúc đứa con trai lớn cũng vào đại học. Bế tắc càng thêm bế tắc. Cô dường như quên mất khoản tiền bảo hiểm kia... Thế rồi cũng đến lúc đáo hạn hợp đồng. Số tiền cô nhận lại được vừa đủ để giúp gia đình cô trang trải cuộc sống, vực dậy sau những khó khăn, mất mát và gây dựng lại cơ nghiệp. Khi ấy, cô thực sự thấu hiểu được giá trị mà bảo hiểm mang lại. Tròn một năm sau, cô chính thức trở thành nhà tư vấn bảo hiểm nhân thọ.
Cô thường tâm sự với tôi những câu chuyện trên hành trình làm nghề tư vấn của mình. Có những câu chuyện vui, nhưng cũng có những câu chuyện buồn. Cô bảo mình làm nghề này là để làm phúc thôi cháu ạ. Bởi trên con đường cô đi, cô gặp nhiều hoàn cảnh đáng thương lắm. Và có một người, có lẽ đến khi về với đất mẹ, cô cũng không thể quên gương mặt khắc khổ ấy.
Đó là người phụ nữ ngoài 40 tuổi, nhưng nhìn bề ngoài chẳng khác nào người đàn bà gần 60 tuổi. Tuy gia đình gặp rất nhiều khó khăn, nhưng sau khi nghe tư vấn, người phụ nữ ấy cũng đồng ý tham gia bảo hiểm nhân thọ với mức giá thấp nhất để bảo vệ gia đình nếu chẳng may gặp bất chắc rủi ro. Người phụ nữ ấy hẹn cô một tuần nữa để thu xếp tiền bạc.
Đúng một tuần sau cô quay lại nhưng thật bàng hoàng, ngôi nhà im ắng đến đáng sợ. Hỏi ra mới biết, ngay hôm sau cô đến tư vấn, người chồng chẳng may gặp tai nạn qua đời ngay sau đó. Người vợ đau khổ đến tột cùng, không biết trông cậy vào ai đành cắp con nương nhờ bố mẹ đẻ. Vậy là cô đã không giúp gì được cho gia đình bất hạnh ấy. Cảm giác tiếc nuối, xót xa cứ giày xéo tâm can cô như thể chính cô vừa mất đi cái gì quý giá lắm. Cô thương cảm cho người đàn bà ấy.
Bảo hiểm nhân thọ, khi có thể thì lắc đầu nói “không”, nhưng khi không thể thì gật đầu rằng “có”. Tôi mong rằng chúng ta không ai sẽ phải vướng vào điều trớ trêu này. Hãy để cho tâm hồn thanh thản, cho cuộc sống bình yên!

Theo Cuộc thi “Bảo hiểm nhân thọ thay đổi cuộc sống tôi”

Quỹ Bảo vệ người mua bảo hiểm

Quỹ Bảo vệ người mua bảo hiểm ra đời đã giúp người mua bảo hiểm an tâm hơn về quyền lợi của mình. Số tiền hoàn trả cho người mua bảo hiểm tối đa lên tới 90% giá trị hợp đồng.

Thống kê của Cục Quản lý và Giám sát Bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho thấy, năm 2013, 15/29 doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) lỗ từ hoạt động kinh doanh, tăng nhẹ so với năm 2012. Với mục đích hoàn trả tiền cho người được bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng trong trường hợp DNBH mất khả năng thanh toán hoặc phá sản, Quỹ Bảo vệ người được bảo hiểm đã chính thức ra mắt đầu tháng 9 vừa qua. 
Quỹ Bảo vệ người mua bảo hiểm ra đời đã giúp người mua bảo hiểm an tâm hơn về quyền lợi của mình. Ông Phùng Đắc Lộc, Tổng Thư ký Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, Phó Trưởng ban Điều hành quỹ khẳng định, số tiền hoàn trả cho người mua bảo hiểm tối đa lên tới 90% giá trị hợp đồng.
Những quyền lợi người mua bảo hiểm được hưởng khi quỹ đi vào hoạt động
Quỹ Bảo vệ người mua bảo hiểm được thành lập nhằm mục đích trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng trong trường hợp DNBH, chi nhánh nước ngoài mất khả năng thanh toán, bị phá sản. Quỹ được hình thành trên cơ sở đóng góp hằng năm của các DNBH theo tỷ lệ 0,1% tính trên doanh thu phí bảo hiểm giữ lại thuộc các hợp đồng bảo hiểm gốc. Quỹ được hạch toán, theo dõi riêng đối với loại hình bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ để bảo đảm quyền lợi của người được bảo hiểm đối với từng loại hình đặc thù. Hoạt động của quỹ là hoạt động mang tính nhân văn vì sự phát triển bền vững của thị trường bảo hiểm.
Quỹ Bảo vệ người mua bảo hiểm ra đời giúp người mua bảo hiểm an tâm hơn về quyền lợi của mình
Khi DNBH lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán hoặc phá sản, quỹ sẽ thay mặt DN trả tiền bảo hiểm, giá trị hoàn lại; trả tiền bồi thường; hoàn phí theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm. Đối với trường hợp chuyển giao hợp đồng từ DN mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản cho một DNBH khác, số tiền do quỹ chi trả theo quy định sẽ được chuyển trực tiếp cho DN nhận chuyển giao.
Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, quỹ chi trả tối đa 90% mức trách nhiệm của DNBH nhân thọ, nhưng không quá 200 triệu đồng/người. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có nhiều người được bảo hiểm, hạn mức chi trả tối đa của quỹ được áp dụng đối với từng người được bảo hiểm, trừ trường hợp giữa những người được bảo hiểm và DNBH có thỏa thuận khác tại hợp đồng. 
Với hợp đồng bảo hiểm sức khỏe, quỹ chi trả tối đa 90% mức trách nhiệm của DNBH, chi nhánh nước ngoài và không quá 200 triệu đồng/người.
Đối với hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ thì có 2 trường hợp chi trả:
  • Hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới được chi trả tối đa theo quy định của pháp luật (70 triệu đồng/người được bảo hiểm/vụ).
  • Các hợp đồng bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm khác, quỹ chi trả tối đa 80% mức trách nhiệm của DNBH, nhưng không vượt quá 100 triệu đồng/hợp đồng. Tuy nhiên, đối với các hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ còn có trách nhiệm của nhà tái bảo hiểm, vì vậy khách hàng sẽ được nhận chi phí theo quy định tại hợp đồng hai bên đã ký kết.
Minh bạch hoạt động của quỹ là một trong những vấn đề luôn được quan tâm
Theo quy chế, việc quản lý, sử dụng quỹ luôn bảo đảm nguyên tắc hiệu quả, công khai và minh bạch từ thu đến chi, hoạt động đầu tư, chi trả quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm… Tất cả đều được quy định cụ thể và có sự giám sát chặt chẽ. Đối với các khoản thu về được quỹ chia cụ thể gồm:
  • Quỹ Bảo vệ người tham gia bảo hiểm nhân thọ;
  • Quỹ Bảo vệ người tham gia bảo hiểm phi nhân thọ;
  • Chi quản lý quỹ (không vượt quá 0,5% tổng số tiền thực trích nộp vào quỹ hằng năm).
Hoạt động đầu tư từ nguồn tiền nhàn rỗi của quỹ được quy định cụ thể: Mua trái phiếu chính phủ với số lượng không hạn chế; mua trái phiếu DN được Chính phủ bảo lãnh với mức tối đa không quá 5% tổng số tiền nhàn rỗi của quỹ tại một DNBH và không vượt quá 10% tổng số tiền nhàn rỗi của quỹ.
Ngoài ra, quỹ cũng sẽ gửi tiền tại các ngân hàng thương mại được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam với mức tối đa không quá 10% tổng số tiền nhàn rỗi của quỹ tại một ngân hàng và không vượt quá 50% tổng số tiền nhàn rỗi của quỹ. Ngân hàng Thương mại nơi quỹ gửi tiền phải có tình hình tài chính lành mạnh, kinh doanh có hiệu quả, có khả năng thanh khoản cao theo quy chế đầu tư quỹ… Báo cáo tài chính năm của quỹ được kiểm toán bởi một tổ chức kiểm toán độc lập. Hội đồng quản lý quỹ có trách nhiệm nộp Bộ Tài chính báo cáo tài chính năm của quỹ theo mẫu quy định…
Theo thị trường tài chính Việt Nam